Như các bạn đã biết, với sự phát triển của công nghệ và những đột phá trong suy nghĩ của con người về kinh doanh, ngày càng có nhiều mô hình, hệ thống kinh doanh mới được mở ra. Không những chúng thu hút một lượng lớn khách hàng mà còn tạo ra một xu thế kinh doanh vô cùng mới. Và một trong số đó là các trung tâm thương mại đồ sộ, khổng lồ đang trên quá trình phát triển và hoàn thiện với số lượng ngày càng nhiều.
Trung tâm thương mại là một loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ như hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…Tất cả đều được được bố trí tập trung trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh. Đây là biểu trưng của các mô hình kinh doanh có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.Các trung tâm thương mại thường được xây dựng trên diện tích lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.
Sống trong một thời đại tiên tiến, liệu bạn có thể phân biệt trung tâm thương mại và siêu thị hay không? Quy mô của trung tâm thương mại lớn hơn hẳn các siêu thị. Những “mall” lớn này là sự kết hợp của tất cả những tiện ích mua sắm mà một con người thông thường cần đến. Từ các mặt hang điện tử, quần áo, hàng tiêu dung, tất cả tất cả đều được tích hợp trong một trung tâm thương mại.
Nhưng không sầm uất như các quốc gia khác, tại Việt Nam mô hình này vẫn còn đang rất mới và đặc biệt khá xa lạ với hầu hết các tầng lớp dân cư trừ những người có thu nhập cao hoặc những người hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn. Từ đó, không lấy làm gì lạ khi doanh số của các cửa hang buôn bán nằm tại các trung tâm thương mại luôn thấp và số lượng khách ghé thăm các cửa hàng mỗi ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cửa hàng này kém hấp dẫn đến vậy một phần là do giá cả cao hơn hẳn từ 10-20% hoặc hơn khi so sánh với các cửa hàng bên ngoài khác đối với những mặt hàng bình dân, còn với những mặt hàng ngoại nhập, hàng hiệu thì giá cả gấp chục lần với các sản phẩm thường là chuyện bình thường.
Giá cả mặt bằng cao đi cùng với các tiện nghi tại các “mall” này thì đây là điều không thể tránh khỏi. Bỏ qua những điểm tốt như cung cách phục vụ chuyên nghiệp, không gian thoáng mát, sạch sẽ, sang trọng thì giá cả vẫn là một điểm trừ lớn khi mà túi tiền của một bộ phận lớn người dân không thể chi trả nổi cho các mặt hàng này. Bạn đang tự hỏi những “mall” này – mồ chon của không ít cửa hàng lại có thể đem đến cho bạn cơ hội kinh doanh nào?
Một câu hỏi lớn đặt ra thì với lượng khách hàng ghé thăm thấp như vậy thì đâu có đất cho chúng ta, những nhà kinh doanh các mặt hàng ăn uống nhúng tay vào thực hiện công việc của mình. Đúng là khách hàng của các cửa hang mỹ phẩm, thời trang chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay nhưng những trung tâm thương mại này lại có lượng người ghé thăm khổng lồ.
Người Việt Nam sở hữu tính tò mò và bản năng khám phá cái mới vốn có, không lạ gì khi họ không đặt chân đến những khu thương mại hiện đại này để dạo một vòng tham quan, đặc biệt khi bạn không tốn một xu cho phí vào cửa đối với địa điểm này. Thêm vào đó, sở thích selfie (check-in) đã ăn sâu vào cuộc sống của đại bộ phân giới trẻ 8x – 9x hiện nay. Việc dành riêng một ngày nghỉ để đi chơi tại nơi đây, chụp ảnh và sử dụng các sản phẩm dịch vụ giải trí như khu trò chơi, các showroom dung thử các sản phẩm công nghệ hiện đại, rạp chiếu phim đã trở thành thói quen của khá nhiều bạn trẻ và các gia đình trẻ.
Tại tầng hầm Trung tâm thương mại Vincom (quận 1, T.p HCM), không chỉ thứ 7, Chủ Nhật mới đông khách, ngay cả ngày thường lượng khách đến đây cũng luôn đông đúc. Quản lý Highlands Coffee - một thương hiệu khá nổi tiếng cho biết, một ngày có khoảng 600-800 khách ghé quán. Riêng đối với ngày cuối tuần lượng khách có thể tăng lên đến 1.000 người. Ngoài cà phê, một số cửa hàng ăn nhanh, nhà hàng theo phong cách Việt, Nhật, Hàn Quốc cũng thu hút 200-300 khách mỗi ngày. Quản lý cửa hàng bánh Break Talk chia sẻ, so với những cửa hàng khác được đặt trên các con đường ở T.p Hồ Chí Minh, thì tiệm bánh trong trung tâm thương mại đắt khách hơn hẳn. Bởi, khách hàng sau khi đến trung tâm thương mại mua sắm họ có thể tiện chân ghé các nhà hàng để ăn uống luôn mà không cần đi đâu xa. Do vậy, mỗi ngày lượng giao dịch bình quân tại cửa hàng dao động 300-350 lượt khách.
Kinh doanh các mặt hàng ăn uống trong khu ẩm thực có nhiều lợi thế hơn hẳn so với những địa điểm ở ngoài. Vì khách đến đây không chỉ tham quan, mua sắm mà còn giải trí. Với tâm thế đến đây để vui chơi thư giãn thì không lạ khi họ chi tiêu khá nhiều cho mặt hàng ăn uống. Thêm vào đó, bữa trưa hầu như được lấp gần đầy bởi nhân viên văn phòng làm việc tại các tòa nhà xung quanh hay làm việc ngay tại trong trung tâm thương mại. Tỉ lệ này cho bữa ăn tối từ 65-70% gồm khách vãng lai, khách xem phim và nhân viên toà nhà.
Đây là xu hướng chung của kinh doanh ẩm thực thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Cho nên, có thể giải thích tại sao các nhà hàng nằm ở cao ốc thương mại hút khách là vậy. Từ những đặc điểm trên thì kinh doanh ẩm thực ở trung tâm thương mại có lượng khách khá ổn định và nếu bạn biết lên kế hoạch kinh doanh tốt thì chắc chắn lỗ là chuyện khó thể xảy ra. "Nếu so với các tầng buôn bán, mua sắm khác, khu Food Court được xem là địa điểm khách thích ghé chân nhất của tòa nhà", quản lý một khu ăn uống trong Vincom cho biết.
Ngoài Vincom thì khu ẩm thực tại tòa nhà Bitexco, Diamond Plaza, Parkson cũng đông khách không kém. Đặc biệt đối với tòa nhà Parkson, nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng cao cấp nên rất kén khách. Thế nhưng, khu ẩm thực tại tòa nhà này lượng khách lại cao gấp 2-3 lần so với khu mua sắm.
Giá cả trung bình của các loại mặt hàng ăn uống ở mức trung bình khá từ 35.000-100.000đ đối với các món ăn Việt và từ 35.000 – 70.000đ đối với các loại đồ uống. Cũng phổ biến không kém là các món ăn Hàn, Nhật có mức giá từ 100.000-450.000 cũng không quá đắt như lẩu băng chuyền, ramen, sushi, thịt nướng, đồ ăn nhanh,…
Giá cả thuê mặt bằng trong các toà nhà hiện đại này chắc chắn không rẻ, đặc biệt là trong tại các vị trí trung tâm. Trong khi giá cho thuê văn phòng tại các trung tâm thương mại, trung bình dao động 35-60 USD mỗi m2 một tháng, thì giá thuê kinh doanh tại các khu ẩm thực cũng không xê dịch nhiều. Đối với khu vực ẩm thực ở Vincom (quận 1) khoảng 40-60 USD/m2 một tháng tùy theo vị trí; Diamond Plaza dao động 50 - 60 USD; Bitexco Financial Tower khoảng 40 - 50 USD...
Mặc dù giá thuê mặt bằng khá cao, tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng cho biết họ sẵn sàng bỏ chi phí lớn để kinh doanh ở trung tâm thương mại. Bởi lẽ, xu hướng mua sắm và ăn uống tại một địa điểm đang được giới trẻ cũng như nhân viên văn phòng, gia đình Việt ưa chuộng.
Dưới đây là một số lưu ý cho các chủ cửa hàng ăn uống tương lai lựa chọn cho mình một foodcourt phù hợp với mục tiêu khách hàng cũng như đồng vốn của mình.
- Cân nhắc chi phí: với điểm cộng hấp dẫn thị trường của các khu Food Court trong trung tâm thương mại là rộng rãi, sạch sẽ, đa dạng các loại hình ẩm thực từ trong nước đến quốc tế. Nhưng bạn phải đưa ra quyết định lựa chọn dựa trên:
+ Nguồn vốn hiện có, khả năng duy trì kinh doanh trong một khoảng thời gian dài ít nhất là 6 tháng, không được nhìn vào chi phí hiện tại cho một tháng mà đâm đầu vào đầu tư và xây dựng kiot của mình.
+ Dựa vào khách hàng mục tiêu và sản phẩm kinh doanh cân nhắc diện tích thuê mặt bằng. Đối với các mặt hàng đồ uống và đồ ăn nhanh, diện tích phù hợp nằm khoảng 25m2, bạn chỉ cần lo phần diện tích quầy pha chế, bếp chế biến vì đối với các kiot nhỏ thì sẽ có một khu vực bàn ghế chung dành cho khách hàng của tất cả các kiot nhỏ gần đó. Đối với các mặt hàng ăn uống như lẩu, băng chuyền đồ ăn,.. diện tích cần thiết dao động quanh ngưỡng 80m2, bạn cần có một nguồn tài chính mạnh, cùng với kế hoạch kinh doanh thực sự hấp dẫn.
- Định hình sản phẩm kinh doanh: kinh doanh hiện đại luôn hướng vào khách hàng, “bán những gì khách hàng cần. không bán những thứ mà bản thân mình có”. Vì thế bạn nên chọn lựa vị trí kinh doanh theo các tiêu chí sau:
+ Vị trí trung tâm gần các toà nhà hành chính, các trụ sở công ty: thích hợp với các mặt hàng cà phê, nước uống và các phần ăn văn phòng.
+ Nếu trong trung tâm thương mại có các mô hình giải trí vui chơi thì các đồ uống như trà sữa, soda, sinh tố là không thể thiếu; chưa kể đến kem và các mặt hàng đồ ăn nhanh cũng rất được ưa chuộng.
+ Nếu trung tâm thương mại thu hút nhiều khách hàng thượng lưu với các mặt hàng được bày bán hút khách như trang sức, thời trang hàng hiệu, hay nằm gần các khu chung cư cao cấp thì các nhà hàng sang trọng là mô hình kinh doanh thích hợp với các món ăn đa dạng theo các phương pháp nấu ăn đặc trưng Á, Âu,…
Hi vọng các bạn đã có những kiến thức cơ bản và tầm nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh mới mẻ food court.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!!!